Đặc San HQ 21

Đặc San HQ 21
Nha Trang Ngày Về Kỳ 9

Saturday, February 6, 2016

Ký Ức Quân Trường

KÝ C QUÂN TRƯỜNG

 Tết Mậu Thân gây ra bởi sự cuồng tính của cộng quân lợi dụng đúng ngày thiêng liêng của dân Việt, tấn công các thành phố Sài Gòn và các tỉnh miền Nam Việt Nam gây bao sự đau thương nhà tàn của nát và chết chóc cho dân lành đồng thời cũng làm xáo trộn sự học thời son trẻ của các sinh viên học sinh, tôi cũng là một nạn nhân của quê hương xứ sở đành tạm biệt mái trường thân yêu của tuổi thơ bước vào quân ngủ hầu mang lại tự do an bình cho quê hương.

Cộng quân tàn sát dân lành,
Xóm làng chết chóc thị thành khói bay,
Học hành tạo dựng tương lai,
Nay đành xếp sách ngày mai lên đường.

Từ đó sự học cũng bị chao đảo theo tình thế của đất nước, nhưng không nhớ rõ vì sao tôi lại đầu quân vào bình chủng Hải Quân của thời Đệ Nhị Cộng Hoà. Đời tôi bước qua trang mới, rời học đường của tuổi thanh xuân bước vào đời hải hồ trong quân ngủ.  Nhớ cuối tháng Mười 1969 được Khối Quân Huấn tuyển mộ Hải Quân chấp nhận đơn đầu quân và cho cái hẹn đi khám sức khỏe vào ngày đầu tuần tại trại Bạch Đng II. Đến ngày khám sức khỏe,sáng sớm ăn mặc rất tươm tất tôi nghĩ khám xong là cho về và sẽ hẹn ngày nhập ngũ nên không báo trước với gia đình , nhưng than ôi! sau khi khám xong thì đưa vào hớt tóc, ngày xưa tôi để tóc dài nay lại cắt ngắn và chỉ trong vòng năm phút trông rất kỳ quái và cho lảnh một túi quân trang bao gồm mùng mền cà mèn và những vặt linh tinh, đặc biệt cái kết bi, hai bộ đồ kaki màu tím mặc dầu lấy cỡ nhỏ nhất nhưng đối với thân tôi thì nó rộng thùng thình và đôi giầy to tổ bố nhưng không có sự lựa chọn, lần đầu tiên đầu đội kết bi quần áo rộng rinh trong 12 hai con giáp chỉ giống con khi đột nếu may mắn hơn là giống anh hề Chartlott. Ở trại Bạch đăng II suốt cả tuần chỉ mong tới cuối tuần để được đi bờ để báo tin cho người nhà khỏi lo và có thời gian nhờ tiệm may sửa lại hai bộ quân phục và hớt lại cái đầu cho dể nhìn, danh từ đi bờ mới học, khi vào quân ngủ.

Khoảng hai tháng ở trại Bạch Đằng II khoá sinh theo hệ thống tự chỉ huy có đại đội trưởng, trung đội trưởng và khóa sinh kỷ luật như: Nguyễn văn Báu, Lý Tỷ, Lê văn Minh (Minh Tề) họ cũng là khoá sinh tài nguyên 21 vào trước, lanh lợi, chịu nói chịu hét thích chức sắc, nhưng tôi cũng mặc kệ họ không sợ, không chống đối, ai bảo sao làm vậy cho an phận, cũng hơi ích kỷ chỉ biết cho mình.  Ngày nào như ngày nào sáng sắp hàng điển danh dậm chân đều bước 1,2,3,4 hoặc vừa hát bài hùng ca theo nhịp bước mãi cho đến giờ ăn trưa, vào nhà bàn ăn trưa xong nghĩ xã hơi, rồi lại tiếp tục thao diễn nghĩ nghiêm cho đến hết ngày. Tôi may mắn nhà ở Sài Gòn nên cứ mong tới cuối tuần được đi bờ về nhà hưởng những buổi ăn vừa miệng và quây quần với gia đình nhất là cùng mấy thằng bạn trong xóm tán dóc, tội nghiệp nhất là các sinh viên sĩ quan ở xa cuối tuần tạm trú nơi thân nhân cũng giới hạn tự do cá nhân nên thường đi dạo phố hoặc đến công viên Tao Đàn hay vào thảo cầm viên để nghỉ ngơi hoặc ngắm nhìn các em làm quen cho hết thời gian.
Nhà bàn cá mối đều chi,
Tiền lương trung sĩ lấy gì ăn chơi,
Sài Gòn đắt đỏ ai ơi
Tìm vào sở thú lắm người làm quen.
Cuối tháng 12 1969 cả khóa được lệnh chuyển đến trung tâm huấn luyện Quang Trung (Hốc Môn) để thụ huấn ba tháng về cơ bản quân sự. Sinh viên sĩ quan Hải Quân 21 trực thuộc Tiểu Đoàn Trương Tấn Bữu, Liên Đoàn B, trại Châu Văn Tiếp, khóa sinh Hải Quân 21 được phân phối làm ba đại đội, Đại Đội 20E (có tôi), Đại Đội 19D và Đại Đội 18C, Đại Đội 20 E dưới sự chỉ huy của thiếu úy Đường,  
Doanh trại 20E bao quanh những giao thông hào mà khoá sinh có trách nhiệm chà láng thường xuyên vào buổi sáng,vì chiều cao có hạn nên tôi được xếp vào trung đội người lùn bao gồm Nguyễn Bùi Thăng long,Đặng Duy Bảo, Trịnh Đình Hưng,Trần Văn Việt ,Nguyễn Thanh Hải, Phạm Ngọc Quỳnh… tôi lại có nhiều kỷ niệm với Đặng Duy Bảo, cả hai chung giường hai từng vì số danh tôi 113 còn Bảo 112 nên xảy ra dụ nằm trên nằm dưới, Khóa 21 được ăn tết Nguyên Đán trong quân trường Quang Trung nên tôi khám phá ra hắc y nữ hiệp của Đặng Duy Bảo hết sức ly kỳ xin lỗi miễn bàn, Trong suốt thời gian ở quân trường Quang Trung khóa sinh được đi bờ mỗi cuối tuần. Tôi, Nguyễn Bùi Thăng Long và Dương Thành Long luôn chia sẽ ngọt bùi lúc đi bờ đi cũng như về, cùng chơi, chia nhau từng miếng ăn, cùng chia sẽ nỗi khó nhọc ở các vọng gác đêm cũng như ở những bải tập v... v... nhưng than ôi! điều không thể ngờ là hai con rồng râu xanh nầy đành bán rẻ đời tôi tại ngã ba Chủ Iá với giá rẻ mạt từ đó tôi trở thành giang hồ lẵng tử, (nhắc lại một chút dù học ở trường bộ binh nhưng khi đi bờ khóa sinh Hải Quân được mặc bộ quân phục tím đội kết bi không mang lon nhưng có cảm giác oai phong và hãnh diện sau nầy nghĩ lại thấy bọn mình quá ngố ).
Ba tháng quân trường sáng nhà bàn làm chuẩn, đại đội tập hp với balô đầy quân dụng cần thiết, súng mang vai và bi đông nước không thể thiếu được, điểm danh xong đều bứơc tiến về nhà bàn điểm tâm và lấy cơm cho buổi ăn trưa tại bải tập.  Đầu tiên được thực tập bảo trì vũ khí cá nhân rồi đến cách tiến quân hàng ngang,hàng dọc, mỗi bải tập mỗi môn học khác nhau mỗi ngày khoá sinh phải lội từ hai hoặc ba bải tập khác nhau như: bò hỏa lực, cách tấn công địch quân,cận chiến, nhảy qua hàng rào cản và giao thông hào,thực tập tác xạ trung liên , đại liên, M 72&M79 do cán bộ xử dụng v… v…v…v… ở các bải tập cũng để lại cho khóa sinh những hoài niệm lý thú như:  <<văn hóa quân trường qua bốn ngàn năm cổ cánh>> hoặc những câu viết do các SVSQ Thủ Đức để lại như << thà là chết ở rừng mai,còn hơn chết ở trên vai cánh gà hay thà rằng chết ở chiến trường ,còn hơn chết ở trên giường thê nhi , quân trường đỗ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu>> huynh đệ chi binh mà tôi còn ghi nhớ. Ba tháng nhanh trôi qua, khóa sinh trở về tạm trú ở Bch Đằng II chờ phương tiện di chuyển về quân trường HQ mẹ là Trường Sĩ Quan Hai Quân Nha Trang.  
Quang Trung Ba tháng quân trường.
Nhà bàn cá mối thao trường mồ hôi
Lời ca nhịp bước chẳng rời
Xung phong cận chiến tạm thời học xong.
Khoảng cuối tháng Ba Đầu tháng Tư Dương Vận Hạm chở khóa sinh từ Bạch Đằng II đến quân trường Nha Trang.
Thời gian hải hành trên chiến hạm ai nấy lòng bâng khuâng nửa mừng nửa lo, vừa mong mau đến nơi, vừa sợ huấn nhục buồn vui lẫn lộn, tâm trạng lúc bây giờ rất là khó tả. Chuyện gì tới nó sẽ tới Dương Vận Hạm đã đến nơi vào lúc xế chiều, thành phố Nha Trang đã lên đèn, đàn anh đã sẵn sàng nghinh đón 21 khóa đàn em, chiến hạm đã thả neo, tất cả khoá sinh 21 rất xôn xao chuẩn bị hành trang của mình và sẵn sàng đón nhận bi kịch mới, khoảng 7 giờ đêm có hai chiếc LCVB (lúc đó tôi chẳng biết là gì? chỉ cho là tàu nhỏ) từ bờ tiến thẳng ra chiến hạm, bỗng nhiên một âm thanh dồn dập la lên 21 đâu... 21 đâu …21 đâu cướp tinh thần khóa sinh làm tôi hồi hộp. Khoá sinh được di chuyển xuống đưa vào bờ trong tiếng la hét liên tục của các cán bộ đàn anh K20, khóa 21 Nhập quân trường ban đêm ngày 4 tháng 3 năm 1970.
Khoảng hai giờ sau tất cả khoá sinh tập hợp đầy đủ trước sân trường báo cáo quân số và được chỉ định nơi cư ngụ tùy theo ngành Cơ Khí hoặc Chỉ Huy theo lịch trình đã sắp sẵn, tôi trực thuộc trung đội V Cơ Khí,trung đội trưởng là Nguyễn Thiết Cường, tôi đứng hàng thứ ba trước tôi là Lê Đăng Bảo, và đại đội trưởng Cơ Khí là Đỗ Ngọc Nhẫn còn đại đội Trưởng Chỉ huy là Lưu Văn Mười,khóa sinh hết sức mệt mỏi sau chuyến hải hành dài nhưng không được nghĩ ngợi, giai đoạn kế tiếp khoá sinh phải khai báo tất cả các thức ăn,thức uống đã mang theo như sữa đặc , chà bông, bánh kẹo cũng như thuốc hút v..v v phải giao lại cho cán bộ đàn anh,trong khi đó những tiếng la hét vang dội hải hùng với những hình phạt đơn giản mà các niên trường dằn mặt đàn em 21 trong lúc nhập quân trường như:thăng thiên độn thổ,móc chân lên giường hay nhảy sồm,đi chân vịt, cán bộ đàn anh chỉ định mỗi ngày sáu giờ sáng phải tập hợp với quần đùi áo may ô trong vòng 30 giây sau tiếng còi và phân chia lịch trình làm vệ sinh những nhà cầu doanh trại đàn em cũng như đàn anh.  Đúng 10 giờ đêm bỗng nhiên tiếng kèn báo của quân trường trỗ lên tò te... tò tí... te...te...te thì khóa sinh được phép vào nghĩ ngơi lúc đó thân thể tôi rã rời mệt mỏi vừa đói vừa khác mồ hồi ẩm ước áo may ô, lao lên giường là hồn phách bay đi nhường loại cho một giấc ngủ say.
Mỗi sáng tiếp theo hồi kèn báo thức tất cả khoá sinh như lò xo tự động bật dậy vội vã chỉ đủ thì giờ mang giầy không đánh rằng,rửa mặt thì hồi còi tập hợp thứ hai vang lên chúng tôi tranh nhau chạy ra sân tập hợp cạnh danh trại đàn anh nhưng thông thường không đủ thời gian(trong vòng 30 giây)  nên phải chạy về và lặp lại đôi lúc phải ba bốn lần mới thỏa mãn cán bộ đàn anh,trong khi đó các niên trưởng đứng rải rác lè phè với tư thế sản sàn hành hạ đàn em,  Buổi tập hợp đầu tiên trước hàng quân cán bộ đàn anh quát lên 21 kể từ nay các anh bỏ văn bằng của các anh ngoài cổng quân trường ,các anh vào đây với tư cách là cái mền rách hãy cố gắng tuân theo quy tắc của quân trường ,thi hành mệnh lệnh tất cả cán bộ chỉ dạy nếu không sẽ bị trừng phạt thích đáng (đây chỉ là lập lại theo trí nhớ không phải là nguyên văn của các niên trưởng cán bộ 20) sau khi điểm danh và báo cáo quân số tan hàng  ai nấy vội vã với những dụng cụ làm vệ sinh như thùng nước bàn chải,cây lau nhà,chổi,cây chọt cầu tiêu,vải lau, tạp dịch các phòng vệ sinh trong vòng 30 phúc các trung đội tạp dịch ở khu đàn em thì Ok tội nghiệp cho các trung đội  khu đàn anh hết sức khốn nạn hai tay hai thùng nước không dám để xuống cho là tà sẽ bị phạt đứng bên ngoài đợi để quét dọn nhưng bên trong đàn anh vừa vệ sinh vừa đọc báo đến gần hết giờ mới xong.<<lưu ý dù làm vệ sinh có sạch đến đâu thì cũng cho là không hoàn hảo đó là cái cớ để đàn anh hành hạ đàn em>> sau những hình phạt mà khoá sinh gánh chịu bởi tạp dich, sau khi cất đồ nghề khoá sinh trở về danh trại thay quân y tím tập hợp trước sân nghe lời phê phán của cán bộ.   Ngày huấn nhục đầu tiên khởi màu khoá sinh phải bò từng hàng từ sân vào phan xá cho buổi ăn sáng, lúc đó trời đánh cũng không tránh bữa ăn, tôi còn nhớ lúc đàn anh phạt 21 đến nỗi cô Lệ phn xá phải rơi lệ, (bởi vậy sau nầy 21 vẫn còn trêu chọc rằng Đặng Duy Bảo cố tình nhậm chức SVSQ ẩm thực đàn em để gần gũi với người tình không chân dung, câu nầy chỉ đùa với quan Bảo), tiếp theo hình phạt tập thể cũng như cá nhân riêng rẻ liên tục cả ngày trong suốt hai tuần huấn nhục. Trong những trò chơi trong thời gian huấn nhục đàn anh bày ra như săn quần sân khỏi gối tay cần súng đưa lên đầu bò bằng hai gối và hai cùi chõ trên đá sỏi ôi da thịt nào mà không đau,ôm túi quân trang chạy quanh quân trường , tắm hơi <<steam bath no charge and for 21 only>>  giữa trưa ra sân cát nằm trùm mền cho ra mồ hôi, chôn sống trong cát , kéo lê trên cát nóng, ác nhứt là tấm suối tiên nghe qua là quá đã nhưng thực ra là tấm nước thảy từ phn xá mỗi ngày đng lại thành cái ao nằm phía sau,nước vừa hôi vừa tanh mùi cá thịt tích tụ nhiều ngày mỗi khoá sinh phải nhảy vào cho ướt cả thân mới được lên và lau khô trên cát thật hãi hùng với trò dơ bẩn nầy,vì cả tuần không cạo râu nên sinh ra trò mài râu bằng miếng gạch,nhổ râu bằng hai miếng sỏi hoặc hai khóa sinh đưa hai càm râu chà sát nhau, đặc biệt nhất ngày xử tội, đêm đó xử tội những đàn em không khai báo những thực phẩm và thuốc hút mà cán bộ đã phát giác trong số đó có Nguyễn Hửu Thắng(tự Thắng Sùi) đã được toại nguyn hút nhiều điếu cùng một lúc hai điếu hai lỗ tai,hai điếu ở hai vành tai,hai điếu ở hai lỗ mũi 4 điếu ở miệng, Lê Đăng Phuơng được no nê với buổi ăn cùng lúc 5 hộp cá mòi Sumaco còn Văn Yn thì được thưởng thức ăn chứ không phải uống cùng lúc 1 lọ Tăng (orange) 300 g, một khoá sinh (không nhớ tên) được tẩm bổ với nguyên hai lon sửa đặc hiệu Ông Thọ, nguy hiểm nhất là trò chơi đổ máu như:tà tà vĩ sắt rách da lưng tôi còn nhớ Lư Khả Phát, Trần Bá Sửu (New york buffalo)và vài bạn nữa đã bị kéo lê trên vĩ sắt lưng rướm máu hoặc kéo trên lối đi ciment,đó chỉ là căn bản của phần huấn nhục của cán bộ, ngoài ra riêng rẻ mà đàn anh tự chế ra không thể bài tỏ hết như đạp xe đếm sao, súng cầm tay ngoài nắng ,hôn nhau mười ngày không tắm,không đánh răng để tận hưởng hương vị đậm đà có một không hai,có một khoá sinh bị phạt hội đồng la lên ..<.trời ơi tôi không muốn đi sĩ quan HQ cho tôi đi thủy thủ hay lính thường > và một bạn không tiện nếu tên bị phạt đến xỉu đưa lên bện viện sẵn dịp xin cắt da qui đầu để lánh nạn.Việc gì cũng qua, hai tuần đã hoàn tất, giữa đàn anh và đàn em có buổi lễ bố con để giải tỏa những uất ức chứa đựng trong hai tuần huấn nhục đó là lễ bố con một đàn anh nhận một đàn em làm con với một trách nhiệm là phải lo cho thằng con những gì nó cần ,nhất là buổi đi bờ bở ngỡ đầu tiên chuẩn bị cho buổi lễ buổi lễ gắn Alpha,đôi khi bố dẫn con đi cua bò lạc hoặc nhượng đào bố cho con.

Nha Trang huấn nhục (*)tục quân trường,    
Đàn anh hắc ám cũng là thương,
Sau lễ bộ còn ta mới hiểu,
Vì sao hắc ám gọi là thương.
(*) thủ tục hay phong tục
Sau buổi lễ gắn Alpha  K 21 bắt đầu vào học ngành chuyên môn nơi các giảng đường mỗi khi di chuyển từ giảng đường này đến giảng đường khác phải đều bước với những bài hùng ca, những môn học cơ khí và chỉ huy có những phần khác nhau, riêng tôi bên ngành Cơ Khí nên tôi phải học các lớp như: động cơ nổ Diesel , động cơ xăng hai thì và bốn thì,điện khí ,phòng tai, kỹ nghệ lạnh, kỹ nghệ họa,lý thuyết thuyền bè và các môn phụ như bơi lội Thái Cực Đạo, xã giao Hải Quân,Anh Văn, còn ngành chỉ huy thì học giám lộ ,vận chuyển … Sau hai tuần thụ huấn các khóa sinh ngành chỉ huy hay cơ khí có sự  lựa chọn nếu thích hợp thì giữ nguyên ,còn thấy không hài lòng thì có thể hoán đổi từ chỉ huy qua cơ khí hoặc từ cơ khí qua chỉ huy theo ý mình thích,trong số đó có Đặng Duy Bảo hoán đỗi t cơ khí qua chỉ huy, chỉ huy thường trêu trọc cơ khí cái đích dính dầu cái đầu dính mở và mỗi khì nhà đèn đổi giao điện trong khi đó phải mất điện vài giây nên đèn tắc thì chỉ huy đồng là lớn lên cơ khí đâu…khí đâu...  Quân trường theo hệ thống tự chỉ huy nhưng vẫn còn dưới sự giám sát của cán bộ đàn anh nhất là ngăn chặn sự nhẩy rào đi ăn phở Chụt, thanh tra quân phục tiểu lễ trước khi đi bờ. Đa số SVSQ/HQ ở các nơi khác chỉ một số nhỏ có gia đình ở tại Nha Trang như Lê Đăng Bảo.
Những kỷ niệm SVSQ/HQ đi bờ ở thành phố Nha Trang trọng dịp cuối tuần chúng tôi thường đưa những em đào nhí lê lết trên đại lộ Độc Lập để giải lao như ăn kem, bánh pate chaud nóng với ly cafe bốc hơi hoặc những hủ yogurt vừa chua vừa ngọt, đôi khi cũng đưa em vào rạp cinema để xem những phim ưa thích. Thanh Đạm quán là nơi mà các SVSQ/HQ thường tấp nập đông đảo để dùng cơm trưa và buổi cơm chiều trước khi trở vào quân trường, quán ăn Thanh Thanh cũng không kém với 5 chị em gái tiếp viên Xinh Xắn dễ thương cũng đã kéo một số đông SVSQ/HQ háo sắc đến dùng cơm trong số đó có tôi, Đỗ Cao Năm, Văng Công Lam Sơn và Nguyễn Bùi Thăng Long thường hay lui tới.  Billiard ball số 5 cũng là nơi để chúng tôi hội hp giải trí với cây cơ cao thủ trong những trận đấu gây ro, Thương hiệu cafe Hồng Hồng lúc nào cũng đông khách là nơi lý tưởng để các SVSQ/HQ đưa ngời yêu đến tâm sự , cũng không nên lãng quên lữ quán số 2 đường Nguyễn Du mà các SVSQ/HQ 21 một thời không hối tiếc nhất là SVSQ Phó Phước Hồng cũng có một kỷ niệm sâu sắc có một không hai trong đời,những buổi đi bờ tuy ngắn ngủi nhưng cũng giúp cho các khoá sinh khuây khỏa sau một tuần cố công học tập cũng như những lúc xa vắng gia đình.
 Ngày qua ngày đàn anh đã đến lúc ra trường.  21 thừa thế xông lên chiếm doanh trại đàn anh vì danh trại nầy được chia ra nhiều phòng và có tủ cá nhân nhiều ngăn, rộng rãi hơn khu đàn em mỗi phòng chứa 8 khoá sinh, phòng tôi là Omega II gồm có Lê Văn Liễu, Võ Triệu Ba. Huỳnh Hùng Hoàng, Phó Phước Hồng, Nguyễn Xuân Chinh (đã tự sát trong trại tù chính trị Cộng sản để phản đối sự hà khắc vô nhân đạo, xin một phút lắng động tâm tư tưởng nhớ đến người bạn quá cố), Nguyễn Tiến Lực, Huỳnh Tấn Khen và tôi, Huynh Tấn Khen được đề cử Làm trưởng phòng, kế bên là Omega III cũng thuộc trung đội V cơ khí gồm Nguyễn Văn Sinh, Lại Vĩnh Thạnh, Ngô Chí Thành (Đã vị quốc vong thân ở trận hải chiến Hoàng Sa chống lại Tàu Cộng cướp lãnh hải VN. Xin dành một phúc tưởng niệm cố đại úy Ngô Chí Thành đã hy sinh vì tổ quốc VN), Nguyễn Quang Điệp, Trần Anh, Lê văn Liêm, Trần Đằng Phuơng và Võ Thành Phố. Khóa 21 lên đàn anh tiếp tục học cho đến ngày hoàn tất chương trình. Mãn khóa ngày 20 tháng 3 năm 1971.  Phạm Đức Lai, thủ khoa ngành chỉ huy và Lê Tất Chánh thủ khoa ngành cơ khí. Nhưng 21 cũng không có niềm vui trọn vẹn vì có một số khoá sinh bạn phải cuốn gói về bộ tư lệnh Hải Quân bởi không đủ điểm ấn định để tốt nghiệp.
 20 tháng 3 năm 1971 là ngày đánh dấu Sự thành công của tất cả khoá sinh ĐỆ NHỊ NHÂN MÃ đã và đang tiến tới một sứ mạng thiêng liêng mà đức thánh tổ Trần Hưng Đạo giao phó thể hiện bởi lễ gắn lon chuẩn úy cho SQHQ 21 với sự chủ tọa của tư lệnh Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà Trần Văn Chơn. Đồng thời tối hôm đó một buổi dạ vũ long trọng được tổ chức cho các tân SQHQ 21 với một số lượng khách mời đông đảo vui chơi với những bước nhảy uyển chuyển say sưa trong lời ca tiếng nhạc cho đến hai giờ sáng. NHÂN MÃ II ĐÃ thực sự RA KHƠI. Sau lễ mãn khóa các tân chuẩn úy 21 được chọn đơn vị phục vụ của mình và kèm theo hai tuần nghỉ phép (quá đã) về đoàn tụ với gia đình sau năm tháng xa cách.
Thời gian thật vô tình không thấy nó di động nhưng nó đã cướp mất của chúng tôi những buồn vui, gian khổ, lúc lâm nguy và những chuyến hải hành dài trong đại dương mà con tàu luôn đùa giỡn với những ngọn sóng hãi hùng trên biển cả.
Trong những buổi hoàng hôn dịu nắng ngắm nhìn những đàn cá heo tung tăng lướt sóng bám sát con tàu, những đoàn hải âu bay lượn ẻo lã, lãng lơ trong bầu không khí trong lành tựa như tâm hồn người lính trẻ của đại dương.
Dù rằng mất quê hương đã 40 năm,sống đời lưu vong khắp năm châu bốn bể nhưng Nhân Mã II luôn gắn bó qua Email,điện thoại gói ghém những thân thương,không gì hơn sự tự nguyện đóng góp giúp những Nhân Mã gặp khó khăn, quý báu và cao cả với những vòng hoa cúng điếu đến tứ thân phụ mẫu đã mãn phần cũng như chính những Nhân Mã đã sớm về với mẹ đại dương và những kỳ hp khóa đông đủ thân thương, trìu mến dù tuổi đời đã quá lục tuần,đó là sự hãnh diện cho tình bạn 21 ,tình chiến hữu, huynh đệ chi binh, đã rời bộ quân phục yêu dấu giữa năm 1975 cho đến nay nhưng tâm tôi dường như đang hiện hữu với khóa 21,với đất nước thời Việt Nam Cộng Hoà.
TÌNH 21 BẤT DIỆT.
VIỆT NAM CỘNG HOÀ MUÔN NĂM.

Fin merci.
Terevoir.


No comments:

Post a Comment